NHÂN ĐÀN ONG DÚ – Kỹ thuật và kinh nghiệm chia đàn.

11
Shares
Cách nhân đàn ong dú

Nhân đàn ong dú từ một tổ thành n tổ/năm có 2 vấn đề cốt lõi: Một là tạo ra được bao nhiêu ong chúa tốt và hai là “đầu tư” được bao nhiêu thùng gỗ để làm tổ trong năm ấy. Công nghệ để có n = Max12 tổ/năm là có thật mọi người nhé!

Ong dú không bỏ tổ (tức không bốc bay) như các loài ong khác. Có thể chia đàn gần giống tự nhiên hai lần trong năm (thời điểm tách đàn ong dú vào đầu tháng 1 và cuối tháng 10 dương lịch). Tuy nhiên nếu người nuôi ong dú không nắm vững kỹ thuật thì sẽ thất bại vì nhiều nguyên nhân. Đa số tổ giống bị tình trạng thiếu ong chúa, hao hụt đàn, thiếu quân, ít mật,…

Nên nuôi loài ong dú giống Lisotrigona Furva. Đây là loại ong cho mật có màu vàng nâu đẹp, mật thơm và năng suất nhất. Loài này thích hợp nuôi ở khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Cách phân biệt và nhận dạng: Ong thợ Lisotrigona Furva có màu hơi vàng, ong thợ già có màu nâu đen. Riêng ong non có màu vàng hung đỏ khác với các loài ong dú khác. Ví dụ như ong thợ Meliponini chỉ toàn một màu đen.

Hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật nhân đàn ong dú (X12 tổ/năm)

Nhân đàn ong dú không quá khó, bởi vì đặc điểm sau:

Ong dú là loài ong không ngòi đốt, rất an toàn với người nuôi và môi trường xung quanh. Ong dú có kích thước nhỏ như hạt gạo, chỉ ăn phấn, nhựa cây và mật hoa thiên nhiên. Nuôi ong dú có thể mang lại giá trị kinh tế cao nhờ không phải cho ăn, không tốn chi phí và công chăm như những loài vật nuôi khác. Mật ong dú có thời điểm được bán với giá 3 triệu đồng/lít mà vẫn “cháy hàng”.

Ong dú đi ăn được trong bán kính 900m, tương ứng khu vực rộng 250 hecta – Do đó ai đang có ý định nuôi ong dú thì cũng đừng quá lo lắng nhé! Đây là cách làm kinh tế trang trại hiệu quả vì người ta ví rằng: “Nuôi loài chỉ ăn không khí thì cần gì phải nghĩ!”.

Khi thời tiết thuận lợi, ong thợ sẽ đi tìm lấy các loại phấn hoa, nhựa cây và mật hoa hiện có trong vùng để mang về tổ làm thức ăn. Ong non sẽ ăn kết hợp 3 thành phần này sau đó nhả lại vào bọng chứa mật. Loại dịch này sau khi lên men và được “ủ chín” trong thời gian từ 4 đến 6 tháng sẽ trở thành mật ong. Chính vì vậy mà mật ong dú có vị hơi chua và nhiều dược tính. Thời gian thu mật cũng lâu vì cái “quy trình” chờ tiêu hóa và lên men khá phức tạp này. Mật ong dú được ủ càng lâu thì càng ngọt hơn.

Đặc điểm và giá trị của mật ong dú:

Mật ong dú rất có giá trị về dinh dưỡng và dược liệu. Mật ong dú có tính kháng viêm cao hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh. Chẳng hạn như: Bệnh dạ dày, tai mũi họng, giảm cận thị và mất ngủ. Đặc biệt rất tốt với bệnh đại tràng, đau bao tử, viêm họng, hen suyễn, viêm xoang, viêm amidan, nhiệt miệng,… Mật ong dú không có tinh thể nước nên không bị biến chất và cô đặc qua thời gian. Khi bỏ các loại mật ong vào ngăn đá tủ lạnh âm 10 độ C sẽ thấy sự khác biệt. Hầu hết đều có thể kết tinh “thành đá”, riêng mật ong dú vẫn lỏng và sánh lại như mạch nha. Mật ong dú để lâu sẽ không bị cô đặc và hao hụt dần như những loại mật ong khác.

Ngoài ra, vì kích thước nhỏ nên ong dú có thể chui vào lấy phấn và mật của tất cả các loại hoa. Với một số loài hoa nhỏ thì các loại ong khác thường bỏ qua hoặc không vào được. Do đó ong dú thụ phấn tự nhiên cho các loài hoa và cây trồng rất tốt. Điều này giúp mật ong dú có nhiều dược tính và được gọi là mật ong đa hoa. Khác với các loại mật ong đơn hoa như mật nhãn, mật xoài, mật keo tràm, mật cà phê,…

Tóm lại, ong dú có rất nhiều ưu điểm để nuôi giải trí, lấy mật hay làm kinh tế. Vì đây là loài ong duy nhất không có ngòi đốt và không bao giờ bỏ tổ nên mọi người có thể yên tâm nuôi “bền vững” trong sân vườn nhà, trong quán café hay trong trang trại.

NUÔI & NHÂN ĐÀN ONG DÚ – Mô hình kinh tế hiệu quả cho mọi người.

Là người đam mê với ong dú và đã từng làm trong ngành ngoại thương. Có lẽ mình là người tiên phong mong muốn phát triển mật ong dú lên tầm quốc gia. Mong sẽ sớm có được số lượng lớn mật ong dú cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ước mơ sẽ có những container mật ong dú xuất khẩu để làm giàu cho nông dân. Cũng có thể đẩy mạnh làm du lịch nông nghiệp cho du khách sau này.

Trước mắt mình đang khuyến khích mọi người – mọi nhà – mọi farm nếu có thể. Hãy bắt đầu thử nghiệm với một vài tổ giống. Tận dụng nguồn hoa và nhựa cây sẵn có tại nơi mình đang sống. Có thể là cây rừng thiên nhiên hoặc các loại cây trồng. Chẳng hạn như: dừa, cau, xoài, nhãn, thanh long, cà phê, điều, sầu riêng, keo tràm, bơ, mắc ca, ca cao, bưởi, cam, sen, súng, mơ lông, mồng tơi, bầu, bí, mướp,…

Ví dụ người trồng sầu riêng, dừa, cà phê hay hoa sen đều có thể tận dụng nguồn phấn của hoa để nuôi ong dú. Vừa tăng khả năng thụ phấn cho cây trồng vừa thu được sản lượng mật mỗi tổ 1 lít/năm. Nếu có 365 tổ giống thì mỗi tháng đã có 30 lít mật với lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng – chỉ tính đơn giá mật 1,5 triệu/lít. Đây là một bài toán kinh tế làm giàu ở nông thôn rất hiệu quả. Áp dụng với người nông dân hoặc với những nhà đầu tư quan tâm lĩnh vực này.

Chi phí đầu tư nuôi và nhân đàn ong dú:

Mình đang chuyển giao mô hình TẬN DỤNG NGUỒN HOA ĐỂ NUÔI ONG DÚ. Hướng dẫn kỹ thuật cho các trang trại về cách chia đàn ong dú. Quy mô 1000 tổ trên mỗi hecta với số vốn đầu tư chỉ 420 triệu đồng.

Anh chị em cần tham quan mô hình mẫu có thể đến xem trang trại của mình. Với diện tích 3 ha và khu vực xung quanh đủ nguồn thức ăn cho trên 30 ngàn tổ ong dú. Chỗ mình đang nuôi nhiều ong dú để hướng dẫn kỹ thuật tách đàn ong dú cho các farm. Có bán tổ giống “chăm tại chỗ” để khai thác mật giúp người mua. Đây là cách tạo niềm tin cho người dùng với mật ong dú. Giúp khách hàng có sản phẩm sạch chất lượng cao để kết nối tình thân. Có thể làm quà tặng bạn bè, người thân, đối tác hay khách hàng.

Với người nuôi giải trí và lấy mật để dùng thì chỉ cần mua vài tổ giống (giá thị trường loại tốt khoảng 2 triệu/tổ). Người có ý định nuôi làm kinh tế trang trại thì nên đầu tư từ 100 tổ trở lên. Nên tìm hiểu về kỹ thuật nhân đàn ong dú (mỗi tổ có thể nhân tách đàn tối đa thành 12 tổ/năm).

ONG DÚ & VÙNG NUÔI AN TOÀN:

  1. Ong dú đi tìm nguồn thức ăn trong phạm vi tối đa 250 hecta quanh tổ. Vì vậy nếu nhà mình không có 250 hecta thì chỉ cần có 250m2 để đặt tổ. (Lưu ý phải ở cạnh khu vực 250 ha có phủ xanh và không có thuốc BVTV là được).
  2. Chỗ đặt tổ cần an toàn về nhiệt độ (đủ ấm và mát, ngưỡng nhiệt từ 20 đến 35độ C). Cần có đủ an ninh (tức có hàng rào và người bảo vệ, nếu đặt tổ trong rừng thì phải nhờ hỗ trợ của kiểm lâm).
  3. Ong dú ăn và lấy dược liệu từ phấn hoa, mật hoa, mật nách lá non và nhựa cây (đây cũng là nguồn thức ăn chính của các loài sâu rầy có hại). Do đó khu vực nuôi ong dú chủ yếu cần phủ xanh chứ không cần nhiều hoa như các loài ong khác. Ví dụ có thể nuôi ong dú dưới tán rừng cao su, keo tràm, đồng lúa “sạch”,….

Vì vậy khi nuôi ong dú số lượng lớn sẽ có rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn ong dú giúp thụ phấn cho cây (tăng năng suất). Giúp bảo vệ cây trái hoa màu và góp phần bảo vệ môi trường (Khi sâu rầy bớt nguồn thức ăn để phát triển là khi chúng ta sẽ bớt được lượng thuốc BVTV cần dùng).

Vấn đề cốt lõi chính là:

Mật – phấn và keo ong dú đều là dược liệu quý với số lượng còn hạn chế nên rất “hot” và đang được thị trường ưa chuộng. Trong nông nghiệp thì ong dú là loài không phải cho ăn mà mang lại giá trị kinh tế cao. (Giống nuôi chim yến nhưng chi phí đầu tư thấp, bền vững và dễ nhân đàn hơn).

Mình có người bạn về hưu sớm ban đầu tính nuôi chim yến. (Tốn vài “tỏi” mà sợ rủi ro và không chắc thành công). Nay bạn ấy chuyển hướng nuôi ong dú rồi (chỉ đầu tư mấy trăm “củ” mà yên tâm vì giúp thu nhập nhanh và bền vững. Giờ bạn ấy đang học cách chia đàn X12/năm của mình. Tức “vốn và tài sản” sẽ tăng dần đều lên gấp 12 lần theo từng năm, nghe rất “ảo” nhưng là thật đó!

Anh chị em nào có “địa lợi” ven rừng hoặc đang sống gần mảng xanh nên tận dụng nhé, còn chưa có vùng nuôi an toàn thì kết hợp nuôi tại farm (chỗ mình 3 hecta trong khu 300 ha phủ xanh ở TP.HCM), ai cần liên hệ Zalo 0908.125252, thanks.

nhân đàn ong dú

Nuôi ong dú giống
Nuôi ong dú giống

Ong dú với NÔNG SẢN SẠCH và VÙNG NUÔI AN TOÀN

Nuôi ong dú lấy mật để làm thực phẩm và dược liệu đang là lựa chọn của nhiều người. Nếu muốn nuôi ong dú để làm giàu ở nông thôn. Anh chị em cần lưu ý là phải có chỗ đặt tổ trong VÙNG NUÔI AN TOÀN nhé! Vì diện tích bao nhiêu hay các loại cây mà anh chị em đang sở hữu KHÔNG QUAN TRỌNG. Nuôi nhiều thì khu vực quanh tổ trong khoảng 100 ha có phủ xanh không thuốc BVTV là được.

Vậy tại sao đến giờ ngành ong dú chưa phát triển?

Một tiền bối yêu nông nghiệp chia sẻ: “KHÔNG BÁN GIẢI PHÁP CHO NÔNG DÂN MÀ THIẾT KẾ ĐỂ HỌ LÀ NGƯỜI THỤ HƯỞNG”. Điều này đúng trong bối cảnh hiện nay. Vì nông dân dù có giải pháp nhưng họ vẫn thiếu nhiều thứ: Khoa học công nghệ, vốn, đầu ra,…

Với ngành ong dú cũng vậy, mình biết nhiều nông dân rất muốn tận dụng nguồn hoa sẵn có trong vùng. Vấn đề là họ đang thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm nhân đàn, thiếu giải pháp đầu ra,… Họ mong muốn có người cung cấp tổ giống và bao tiêu sản phẩm, điều đó đúng.

VẬY GIẢI PHÁP LÀ GÌ?

Người nông dân vẫn biết ong dú dễ nuôi, an toàn và hiệu quả. Vì không có ngòi đốt, không phá hoại hoa màu, có thể thụ phấn tốt cho cây trồng. Họ còn biết nuôi ong dú hiệu quả kinh tế vì không tốn chi phí cho ăn và công chăm. Đặc biệt keo – phấn và mật ong dú có thể làm thực phẩm và dược liệu tốt cho sức khỏe. Vấn đề hiện nay là giá tổ ong dú giống quá cao (khoảng 2 triệu đồng/tổ). Lượng tổ giống còn khan hiếm. Người biết nuôi thì đang nhân đàn theo kiểu cũ, mỗi tổ giống chỉ thêm được 1 đến 2 tổ/năm.

Trong HỘI NGHỊ SÁNG KIẾN MEKONG 2024 mình khuyến nghị: HÃY TẬN DỤNG NGUỒN HOA ĐỂ NUÔI ONG DÚ, đặc biệt với những vùng đang trồng NÔNG SẢN SẠCH. Ví dụ sen Đồng Tháp và dừa Bến Tre là số ít cây trồng chưa “tắm thuốc”. Nếu tận dụng nguồn hoa để nuôi ong dú thì sẽ được gì?

Một ví dụ về tận dụng nguồn hoa nuôi ong dú:

Tổng diện tích dừa toàn tỉnh Bến Tre 2023 là hơn 78 nghìn ha (mỗi hecta dừa có thể nuôi 1.000 tổ). Tức riêng diện tích trồng dừa ở Bến Tre có thể nuôi được 78 triệu tổ. Tương ứng có được 78 triệu lít mật/năm. Nếu giá xuất khẩu 50 USD/lít mật ong dú thì nông dân Bến Tre sẽ có thêm 3,9 tỷ USD/năm. Nguồn thu này gần bằng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của cả nước. Nhưng nuôi ong dú lại nhàn hơn, dễ làm và dễ nhân rộng hơn. Đồng thời người nông dân nghèo ít vốn vẫn có thể làm được. Không giống trồng “cây nhà giàu” phải có số tiền đầu tư lớn và quỹ đất phù hợp.

Vấn đề là phải có lượng tổ giống lớn hàng triệu tổ. Dù Việt Nam hiện vẫn còn nhiều nơi có thể nuôi ong dú, đặc biệt là rừng. Nhưng trước hết phải tạo sinh kế cho người nông dân ngay trên mảnh vườn của chính họ. Nhiều nhà vườn kết hợp sẽ có nhiều vùng NÔNG SẢN SẠCH, vì sao?

Bởi thức ăn của ong dú cũng là nguồn thức ăn chính của các loài sâu rầy có hại, đó là phấn hoa – mật hoa và mật nách lá non. Nuôi nhiều ong dú thì sâu rầy sẽ bị cạnh tranh nguồn thức ăn nên khó phát triển. Rồi sẽ dần hạn chế phun thuốc độc hại với cây trồng. Không thể canh tác kiểu “Cây ăn không bán & cây bán không ăn” được nữa. Đó cũng là cách bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. NIỀM TIN TIÊU DÙNG VỚI NÔNG SẢN SẠCH sẽ dần cải thiện.

VÌ SAO TRANG TRẠI CHỖ MÌNH KHÔNG BÁN TỔ GIỐNG?

Những điều chia sẻ ở trên chính là lý do trang trại ong dú chỗ mình KHÔNG BÁN TỔ GIỐNG. Chỉ đang hợp tác với khách hàng để phát triển nhân đàn số lượng lớn. Mục đích trước mắt là có đủ tổ giống để triển khai cho người nông dân. Rất mong được hợp tác với người có đủ TÂM – TẦM – LỰC. Sau thời gian hướng dẫn kinh nghiệm nuôi ong dú và kỹ thuật nhân đàn miễn phí cho nhiều người. Hiện vẫn chưa thấy ai nuôi số lượng lớn để hỗ trợ nguồn giống giá rẻ cho người nông dân. Có thể rào cản là do họ chưa đủ đam mê hoặc đang còn thiếu vốn.

Một người bạn nói mình đang tìm đối tác khởi nghiệp giống với ông Harland Sanders, ông chủ chuỗi gà rán KFC – Một ông già không danh tiếng đã khởi nghiệp ở tuổi 65 với 105 USD và chỉ có công thức gà rán mà ông ấy tin là ngon nhất đời mình. Dẫu bị từ chối hơn 1.000 lần nhưng ông ấy vẫn không bỏ cuộc. Cuối cùng một cái gật đầu đã biến ông trở thành triệu phú – Mình không nghĩ vậy, bởi mình tin sẽ khác ông ấy ở đích đến. Dẫu mình không thành triệu phú thì cũng có nhiều nông dân sẽ thành triệu phú sau này.

Vậy ai có thể hợp tác trong lĩnh vực này?

Có thể là các chủ trang trại hoặc những người đầu tư không có ý định làm nông nghiệp. Bên hợp tác là chủ farm sẽ được chuyển giao kỹ thuật nhân đàn X12/năm. Chỉ sau một năm sẽ có đủ kinh nghiệm và 800 tổ mạnh mang về. Mỗi tổ có kích thước 45*15*15cm với giá chỉ 525.000đ/tổ. Đó cũng là giá mình mong các chủ farm sẽ triển khai cho nông dân sau này.

Như vậy khi đã có tổ giống và kỹ thuật nhân đàn, các chủ farm chỉ cần có thêm thùng gỗ để tự nhân đàn mỗi năm 100 tổ thành 1200 tổ, số còn lại có thể khai thác mật hoặc bán tổ giống. Phần đầu ra của tổ giống – keo – phấn & mật nếu có nhu cầu thì trang trại ONG DÚ TÌNH THÂN sẽ hỗ trợ hoặc hợp tác lâu dài. Riêng với người chỉ đầu tư thì được chia 2/3 trên tổng doanh thu của lượng nhân đàn X12/năm (tương ứng với việc sở hữu 800 trên mỗi kỳ nhân 1200 tổ giống).

Cuối cùng, một câu hỏi được nhiều người quan tâm là: Khi nuôi ong dú nhiều thì đầu ra các sản phẩm và tổ giống sau này có khó không?

Câu trả lời là: Mật, phấn và keo ong dú là dược liệu quý nên không sợ “ế” như các loại mật ong thông thường. Có thể bảo quản lâu nên cũng không sợ phải cấp bách “giải cứu” như những loại nông sản tươi. Trong khi nuôi ong dú rất nhàn, không tốn chi phí cho ăn và công chăm. Là người đã nhiều năm làm trong lĩnh vực ngoại thương nên mình tin sẽ đến ngày có nhiều container mật ong dú để xuất khẩu.

Về sau thì niềm tin sử dụng mật ong của người dân Việt Nam sẽ dần quay trở lại. Ví dụ người trẻ có thể dùng mật ong với các món bánh hay trà sữa. Lúc đó vừa tăng thị phần trong nước vừa cải tạo sức khỏe cho người dùng. Vì rằng chỉ cần có sản phẩm TỐT & SẠCH thì không sợ khó bán dù giá có là bao nhiêu chăng nữa. Đồng thời sản phẩm đầu ra của ong dú là mật – phấn & keo nên không phải tốn chi phí tái đầu tư con giống. Nuôi càng lâu sẽ có thêm nhiều tổ giống sẽ càng có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh.

Anh chị nào đang có ý định hoặc đã về hưu sớm nếu vẫn còn “nhiệt” thì tranh thủ “chiến” nhé! Vì những người tiên phong sẽ luôn có nhiều lợi thế.

Xin chúc mọi người sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Chủ farm Ong Dú Tình Thân. Nguyễn Thanh Bình. Zalo 0908125252

https://ongdutinhthan.blogspot.com/2021/01/nuoiongdu.html