Hoa nuôi ong dú là hoa gì?
Hoa nuôi ong dú là hoa của tất cả các loại cây có trong tự nhiên hoặc hoa của các loại cây trồng. có phạm vi xung quanh tổ ong dú trong khu vực 250 hecta. Ví dụ như hoa của các loại cây rừng, keo tràm, dừa, cau, xoài, bưởi, nhãn, cà phê, sầu riêng, thanh long, bầu, bí, mướp,…

Ong dú cần có chỗ đặt tổ và nguồn thức ăn trong vùng nuôi an toàn! Nhiều người muốn nuôi ong dú nhưng ngại đất nhà mình bé quá sợ không đủ nguồn thức ăn, hoặc có người thì tự tin nhà mình có nhiều hecta với rất nhiều loại hoa đủ để nuôi ong dú – Cả hai đều chưa đúng, anh chị em quan tâm việc nuôi ong dú số lượng lớn để làm kinh tế cần 3 điều lưu ý:
HOA NUÔI ONG DÚ PHẢI Ở TRONG VÙNG NUÔI AN TOÀN:
- Ong dú đi tìm nguồn thức ăn trong phạm vi tối đa 250 hecta quanh tổ. Vì vậy nếu nhà mình không có 250 hecta thì chỉ cần có 250m2 để đặt tổ. (Lưu ý phải ở cạnh khu vực 250 ha có phủ xanh và không có thuốc BVTV là được).
- Chỗ đặt tổ cần an toàn về nhiệt độ (đủ ấm và mát, ngưỡng nhiệt từ 20 đến 35độ C). Cần có đủ an ninh (tức có hàng rào và người bảo vệ, nếu đặt tổ trong rừng thì phải nhờ hỗ trợ của kiểm lâm).
- Ong dú ăn và lấy dược liệu từ phấn hoa, mật hoa, mật nách lá non và nhựa cây (đây cũng là nguồn thức ăn chính của các loài sâu rầy có hại). Do đó khu vực nuôi ong dú chủ yếu cần phủ xanh chứ không cần nhiều hoa như các loài ong khác. Ví dụ có thể nuôi ong dú dưới tán rừng cao su, keo tràm, đồng lúa “sạch”,….
Vì vậy khi nuôi ong dú số lượng lớn sẽ có rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn ong dú giúp thụ phấn cho cây (tăng năng suất). Giúp bảo vệ cây trái hoa màu và góp phần bảo vệ môi trường (Khi sâu rầy bớt nguồn thức ăn để phát triển là khi chúng ta sẽ bớt được lượng thuốc BVTV cần dùng).
Vấn đề cốt lõi chính là:
Mật – phấn và keo ong dú đều là dược liệu quý với số lượng còn hạn chế nên rất “hot” và đang được thị trường ưa chuộng. Trong nông nghiệp thì ong dú là loài không phải cho ăn mà mang lại giá trị kinh tế cao. (Giống nuôi chim yến nhưng chi phí đầu tư thấp, bền vững và dễ nhân đàn hơn).
Mình có người bạn về hưu sớm ban đầu tính nuôi chim yến. (Tốn vài “tỏi” mà sợ rủi ro và không chắc thành công). Nay bạn ấy chuyển hướng nuôi ong dú rồi (chỉ đầu tư mấy trăm “củ” mà yên tâm vì giúp thu nhập nhanh và bền vững. Giờ bạn ấy đang học cách chia đàn X12/năm của mình. Tức “vốn và tài sản” sẽ tăng dần đều lên gấp 12 lần theo từng năm, nghe rất “ảo” nhưng là thật đó!
Anh chị em nào có “địa lợi” ven rừng hoặc đang sống gần mảng xanh nên tận dụng nhé, còn chưa có vùng nuôi an toàn thì kết hợp nuôi tại farm (chỗ mình 3 hecta trong khu 300 ha phủ xanh ở TP.HCM), ai cần liên hệ Zalo 0908.125252, thanks.

Giải pháp cho người nông dân:
Vừa qua tôi đã mang đề tài Tận Dụng Nguồn Hoa Để Nuôi Ong Dú Thu Mật đến với Hội Nghị Sáng Kiến Mekong 2024. Mong muốn góp phần thúc đẩy kinh tế xanh – bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu cho ĐBSCL.
Tôi đã kiến nghị mô hình trồng sen kết hợp nuôi ong dú. Tận dụng tài nguyên trên những cánh đồng bỏ hoang. Những vùng đang bị ngập nước nhiễm phèn. Hay các lung trấp không thể canh tác nông nghiệp thông thường.
Một thực tại đáng buồn là trồng sen có thể thu hoạch lá, hạt, hoa, củ, gương, thân và ngó sen. Ngoài ra còn có thể kết hợp đồng sen với du lịch nông nghiệp. Vấn đề hiện nay người nông dân trồng sen vẫn chưa có thu nhập tốt, vì sao?

Tiềm năng mô hình trồng sen để có hoa nuôi ong dú:
Với tôi, củ sen và hạt sen rất có giá trị kinh tế. Chẳng hạn Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về củ sen. Cũng đang nhập khẩu củ sen rất nhiều từ Việt Nam. Hoa sen còn có nhị sen, mật và phấn của hoa sen cũng là nguồn nguyên dược liệu rất quý. Nếu kết hợp nuôi ong dú thì sẽ có thêm giá trị gia tăng rất lớn từ mật ong.

Ngoài ra, nếu biết khai thác thì lá sen tươi có thể làm bao bì thay giấy gói. Lá sen khô có thể làm túi xách hay bao bì thay túi nilon. Sen và ong dú đều không phải “cho ăn, tưới tắm” sẽ giúp giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Riêng hoa sen là Quốc Hoa của Việt Nam. Trồng sen số lượng lớn còn có thể phát triển du lịch xanh và bền vững. Là giải pháp để thu hút thêm du khách quốc tế sau này => Đó là những nguồn thu nhập gia tăng cho người trồng sen. Cũng là sáng kiến tâm huyết của tôi dành cho ĐBSCL ở hội nghị vừa qua.
Dưới đây là tài liệu chi tiết về mô hình:
Tận Dụng Nguồn Hoa Nuôi Ong Dú Thu Mật
Đây là mô hình có thể áp dụng cho nông dân hay tất cả người dân. Có thể từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam và khu vực Tây Nguyên. (Đang có vườn/rừng hoặc không sở hữu nhưng đang ở gần khu vực vườn/rừng). Giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm, sinh kế, thu nhập. Đặc biệt giúp phát triển Kinh Tế Xanh – Bền Vững và Giảm Phát Thải cho môi trường.

TẬN DỤNG NGUỒN HOA là sử dụng thêm giá trị từ mật hoa và phấn hoa. Vì hoa được dùng để trưng bày, làm đẹp cảnh quan, làm thực phẩm và dược liệu. Hoa còn có vai trò kết trái tạo nên nhiều nông sản phong phú cho từng địa phương. Mật và phấn của nhiều loại hoa là nguồn nguyên dược liệu sẵn có trong tự nhiên vô cùng lớn. Hiện nay chưa được khai thác để tạo thêm giá trị gia tăng trong nông – lâm nghiệp. Nếu áp dụng mô hình nuôi ong mật thì không khả thi vì rất nhiều lý do.
Có thể ví dụ để hiểu rằng: Hoa dừa – hoa nhãn – hoa xoài thì cho ta trái dừa – trái nhãn – trái xoài. Mật hoa và phấn hoa của các loại hoa này hiện chưa được khai thác. Đây là nguồn thức ăn thu hút một số loài sâu rầy và côn trùng chích hút có hại. Trong đó bao gồm những loài ong có ngòi đốt như ong ruồi và ong mật.
Vậy đặc điểm và ưu điểm của ong dú là gì?
Là người đã nhiều năm làm trong ngành ngoại thương và nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp tuần hoàn. Tôi nhận thấy mô hình Tận Dụng Nguồn Hoa Để Nuôi Ong Dú Thu Mật dễ áp dụng cho mọi người. Vì rằng ong dú có 5 đặc điểm mà ong mật hay các vật nuôi khác không có. Ong dú KHÔNG có ngòi đốt để chích, KHÔNG phải cho ăn, KHÔNG tốn công chăm, KHÔNG bỏ tổ và KHÔNG phá hoại hoa màu.

Ngoài ra, ong dú chỉ nhỏ như hạt gạo nên có khả năng vào ăn và thụ phấn cho các loài hoa dù lớn hay nhỏ. Không ăn mật đường như ong mật. Do đó mật ong dú có vị ngọt thơm đặc trưng và được gọi là mật ong đa hoa. Mật ong dú có nhiều giá trị về dinh dưỡng và dược liệu. Rất được thị trường và những người dùng mật ong ưa chuộng. Mật ong dú có giá cao gấp nhiều lần so với các loại mật ong khai khác từ rừng tự nhiên.
Tóm lại, nuôi ong dú rất đơn giản. Chỉ cần có tổ giống đặt ở vị trí mà khu vực 250 hecta quanh tổ giống có nguồn hoa. Nuôi ong dú cũng gần giống với nuôi chim yến. Bởi chỉ nuôi ở nhà mình nhưng có thể ăn trên đất của người khác. Sau đó cứ 6 tháng thu mật một lần. Cách lấy mật cũng dễ vì ong này không đốt như các loại ong khác.
Nguyên nhân vì sao ít người biết đến ong dú và mật ong dú?
Hiện nay ong dú giống đang khan hiếm và giá bán tổ giống khá cao. Đặc biệt với giống ong dú Lisotrigona Furva. Đây là loại ong cho mật có màu vàng nâu đẹp, mật thơm và năng suất nhất. Giá ong dú giống loại này khoảng 2 triệu đồng/tổ. Do đó phần lớn những người biết đến ong dú thì chỉ nuôi giải trí và lấy mật cho gia đình dùng. Hiện chưa có ai tiên phong nuôi số lượng lớn để khai thác mật.
Lý do mỗi tổ ong dú chỉ khai thác được 0,5 lít mật trong 6 tháng, tương đương 1 lít/năm. Nếu làm kinh tế thì cần phải nhân được đàn số lượng lớn từ vài trăm tổ trở lên. Mỗi tổ ong dú khi nhân đàn lại cần thêm 1 thùng gỗ có kích thước 45*15*15cm với chi phí khoảng 200 ngàn đồng. Đây cũng là khoản chi phí khá cao với hầu hết người nông dân nếu muốn nhân đàn số lượng lớn. Trường hợp chỉ nuôi lấy mật thì không phát sinh chi phí này.
Vậy nhân đàn ong dú có khó không?
Theo cách nhân đàn mà mọi người đang làm là đợi khoảng 6 tháng cho tổ ong dú đủ mạnh. Sau đó chia tách đàn từ 1 tổ thành 2 tổ. Sau khi chia đàn chỉ 1 tổ có ong chúa, 1 tổ còn lại chờ ong thợ cấp tạo trứng chúa để nở thành ong chúa. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn vong của ong chúa. Nghĩa là cách chia đàn “hên xui” kiểu này thường hay thất bại.

Các trang trại nuôi ong dú hiện nay cũng đang làm theo cách nhân đàn nói trên. Dù sở hữu vài trăm tổ giống nhưng ai cũng đang ưu tiên nhân đàn bán giống nên không thể khai thác mật. Chính vì vậy có lúc giá bán 3 triệu đồng mỗi lít mật mà vẫn “cháy hàng”.
Với mong muốn giúp mọi người dễ tiếp cận hơn với tổ ong dú, mật ong dú và phát triển nghề nuôi ong dú trong tương lai. Tôi đã đầu tư trang trại ong dú và dành nhiều thời gian nghiên cứu cách nhân đàn. Hiện đã thành công với tỷ lệ nhân đàn từ 1 tổ thành 12 tổ/năm nhờ áp dụng 3 giải pháp chính:
+ Một là cải tạo thùng nuôi để dễ khai thác trứng chúa và khai thác mật.
+ Hai là di chuyển ong chúa ra khỏi tổ tạm thời để tăng lượng trứng chúa cấp tạo.
+ Ba là bổ sung mũ chúa để tạo ra nhiều trứng chúa nhất có thể.
Bài toán nan giải trong việc nhân đàn ong dú:
Như vậy, nhân tách đàn ong dú từ một tổ có thể thành nhiều tổ trong năm không còn là vấn đề nan giải. Nếu nhân số lượng lớn theo tỷ lệ “X12” thì chi phí mua thùng gỗ sẽ vô cùng lớn. Đây mới là vấn đề cần quan tâm đầu tư với người nuôi sau này.

Tận dụng nguồn hoa nuôi ong dú là mô hình làm kinh tế và bảo vệ môi trường:
Để có thể “lấy ngắn nuôi dài” và tái đầu tư (mua thùng gỗ). Từ năm thứ hai chỉ nên nhân đàn 10% lượng tổ giống. 90% số tổ giống còn lại thì tiến hành khai thác mật để có thu nhập và chi phí tái đầu tư nhân đàn.

Đầu ra cho mật ong dú trong vài năm sắp tới sẽ không đáng ngại. Vì đây là một sản phẩm có nhiều giá trị về dinh dưỡng và dược liệu. Không ngại tồn kho hay phải cấp bách “giải cứu” như một số loại nông sản khác. Trong tương lai thì cần có những chiến lược bán hàng tùy theo cung cầu của thị trường. Có thể đăng ký OCOP để đẩy mạnh tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể thu tỷ đô cho ngành nông nghiệp giống với trồng sầu riêng nhưng dễ làm hơn.
Kết luận:
Tôi hi vọng mô hình Tận Dụng Nguồn Hoa Để Nuôi Ong Dú Thu Mật sẽ tiếp cận đến mỗi người dân. Giúp họ phát triển kinh tế theo hướng xanh và bền vững. Dựa trên lợi thế có nhiều hoa trong từng khu vực (250 hecta). Là “nghề tay trái” tạo thêm nguồn thu nhập cho người nông dân. Tạo niềm tin và động lực làm giàu cho mọi người.
Đây có thể là cơ hội mang tính bước ngoặt trong thời gian tới. Nuôi ong dú để tận dụng nguồn hoa và tăng giá trị tài nguyên của từng địa phương. Khi sản lượng mật ong dú đủ nhiều sẽ tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới cho người nông dân. Chất lượng mật ong dú sẽ gia tăng niềm tin sử dụng mật ong với người tiêu dùng. Gia tăng giá trị thương hiệu và mang lại lợi nhuận lớn hơn cho kinh tế từng địa phương.
Mô hình tận dụng nguồn hoa nuôi ong dú có dễ thực hiện không?
Mình đã mạnh dạn đề xuất kiến nghị mô hình này ở hội nghị. Với mong muốn mô hình sẽ tiếp cận và lan tỏa đến mỗi người nông dân. Tạo sinh kế giúp nông dân thoát nghèo và phát triển kinh tế theo hướng xanh & bền vững. Nhờ lợi thế ĐBSCL luôn có nhiều hoa trong từng khu mỗi vực trong phạm vi 250 hecta.
Ngay cả vùng đang bị ngập nước nhiễm phèn và các lung trấp không thể canh tác nông nghiệp. Có thể tận dụng tài nguyên bằng việc cải tạo thành đồng sen để nuôi ong dú. Rồi khai thác giá trị đa tầng – đa dạng – đa mục đích của cây sen và ong dú. Kết hợp hoàn hảo 2 yếu tố XANH để có “Du lịch bền vững” và “Nông nghiệp bền vững”. Gợi mở nhiều giải pháp kinh tế xanh – bền vững cho các doanh nghiệp và cả cộng đồng.

Một lời nhắn gởi với mọi người:
Anh chị em thử hình dung một con số như sau nhé!
Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, tính đến tháng 5/2023, tổng diện tích dừa toàn tỉnh là 78.195 ha. Giả sử mỗi hecta dừa có nuôi kèm 1.000 tổ ong dú giống, tức riêng diện tích trồng dừa ở Bến Tre có thể nuôi được 78.195.000 tổ ong dú và sẽ khai thác được 78.195.000 lít mật hằng năm.
Nếu giá 50 USD/lít mật ong dú thì tỉnh Bến Tre sẽ có thêm 3,9 tỷ USD hằng năm mà không phải làm gì hay tốn thêm bất cứ thứ gì. Nguồn thu này giống với trồng sầu riêng nhưng lại nhàn hơn, dễ làm và dễ nhân rộng hơn. Đồng thời người nông dân nghèo ít vốn vẫn có thể làm được. Vì sầu riêng là “cây nhà giàu” nên cần số tiền đầu tư lớn và phải có quỹ đất phù hợp.
Tương tự có thể “xen canh” nuôi ong dú ở những diện tích nông – lâm nghiệp hay trên những “cánh đồng hoang” chỉ toàn cây muồng trâu hay bụp giấm, ví dụ một vài loại cây sau đây:



Ong dú với NÔNG SẢN SẠCH và VÙNG NUÔI AN TOÀN
Nuôi ong dú lấy mật để làm thực phẩm và dược liệu đang là lựa chọn của nhiều người. Nếu muốn nuôi ong dú để làm giàu ở nông thôn. Anh chị em cần lưu ý là phải có chỗ đặt tổ trong VÙNG NUÔI AN TOÀN nhé! Vì diện tích bao nhiêu hay các loại cây mà anh chị em đang sở hữu KHÔNG QUAN TRỌNG. Nuôi nhiều thì khu vực quanh tổ trong khoảng 100 ha có phủ xanh không thuốc BVTV là được.
Vậy tại sao đến giờ ngành ong dú chưa phát triển?
Một tiền bối yêu nông nghiệp chia sẻ: “KHÔNG BÁN GIẢI PHÁP CHO NÔNG DÂN MÀ THIẾT KẾ ĐỂ HỌ LÀ NGƯỜI THỤ HƯỞNG”. Điều này đúng trong bối cảnh hiện nay. Vì nông dân dù có giải pháp nhưng họ vẫn thiếu nhiều thứ: Khoa học công nghệ, vốn, đầu ra,…
Với ngành ong dú cũng vậy, mình biết nhiều nông dân rất muốn tận dụng nguồn hoa sẵn có trong vùng. Vấn đề là họ đang thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm nhân đàn, thiếu giải pháp đầu ra,… Họ mong muốn có người cung cấp tổ giống và bao tiêu sản phẩm, điều đó đúng.
VẬY GIẢI PHÁP LÀ GÌ?
Người nông dân vẫn biết ong dú dễ nuôi, an toàn và hiệu quả. Vì không có ngòi đốt, không phá hoại hoa màu, có thể thụ phấn tốt cho cây trồng. Họ còn biết nuôi ong dú hiệu quả kinh tế vì không tốn chi phí cho ăn và công chăm. Đặc biệt keo – phấn và mật ong dú có thể làm thực phẩm và dược liệu tốt cho sức khỏe. Vấn đề hiện nay là giá tổ ong dú giống quá cao (khoảng 2 triệu đồng/tổ). Lượng tổ giống còn khan hiếm. Người biết nuôi thì đang nhân đàn theo kiểu cũ, mỗi tổ giống chỉ thêm được 1 đến 2 tổ/năm.
Trong HỘI NGHỊ SÁNG KIẾN MEKONG 2024 mình khuyến nghị: HÃY TẬN DỤNG NGUỒN HOA ĐỂ NUÔI ONG DÚ, đặc biệt với những vùng đang trồng NÔNG SẢN SẠCH. Ví dụ sen Đồng Tháp và dừa Bến Tre là số ít cây trồng chưa “tắm thuốc”. Nếu tận dụng nguồn hoa để nuôi ong dú thì sẽ được gì?
Một ví dụ về tận dụng nguồn hoa nuôi ong dú:
Tổng diện tích dừa toàn tỉnh Bến Tre 2023 là hơn 78 nghìn ha (mỗi hecta dừa có thể nuôi 1.000 tổ). Tức riêng diện tích trồng dừa ở Bến Tre có thể nuôi được 78 triệu tổ. Tương ứng có được 78 triệu lít mật/năm. Nếu giá xuất khẩu 50 USD/lít mật ong dú thì nông dân Bến Tre sẽ có thêm 3,9 tỷ USD/năm. Nguồn thu này gần bằng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của cả nước. Nhưng nuôi ong dú lại nhàn hơn, dễ làm và dễ nhân rộng hơn. Đồng thời người nông dân nghèo ít vốn vẫn có thể làm được. Không giống trồng “cây nhà giàu” phải có số tiền đầu tư lớn và quỹ đất phù hợp.
Vấn đề là phải có lượng tổ giống lớn hàng triệu tổ. Dù Việt Nam hiện vẫn còn nhiều nơi có thể nuôi ong dú, đặc biệt là rừng. Nhưng trước hết phải tạo sinh kế cho người nông dân ngay trên mảnh vườn của chính họ. Nhiều nhà vườn kết hợp sẽ có nhiều vùng NÔNG SẢN SẠCH, vì sao?
Bởi thức ăn của ong dú cũng là nguồn thức ăn chính của các loài sâu rầy có hại, đó là phấn hoa – mật hoa và mật nách lá non. Nuôi nhiều ong dú thì sâu rầy sẽ bị cạnh tranh nguồn thức ăn nên khó phát triển. Rồi sẽ dần hạn chế phun thuốc độc hại với cây trồng. Không thể canh tác kiểu “Cây ăn không bán & cây bán không ăn” được nữa. Đó cũng là cách bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. NIỀM TIN TIÊU DÙNG VỚI NÔNG SẢN SẠCH sẽ dần cải thiện.

VÌ SAO TRANG TRẠI CHỖ MÌNH KHÔNG BÁN TỔ GIỐNG?
Những điều chia sẻ ở trên chính là lý do trang trại ong dú chỗ mình KHÔNG BÁN TỔ GIỐNG. Chỉ đang hợp tác với khách hàng để phát triển nhân đàn số lượng lớn. Mục đích trước mắt là có đủ tổ giống để triển khai cho người nông dân. Rất mong được hợp tác với người có đủ TÂM – TẦM – LỰC. Sau thời gian hướng dẫn kinh nghiệm nuôi ong dú và kỹ thuật nhân đàn miễn phí cho nhiều người. Hiện vẫn chưa thấy ai nuôi số lượng lớn để hỗ trợ nguồn giống giá rẻ cho người nông dân. Có thể rào cản là do họ chưa đủ đam mê hoặc đang còn thiếu vốn.
Một người bạn nói mình đang tìm đối tác khởi nghiệp giống với ông Harland Sanders, ông chủ chuỗi gà rán KFC – Một ông già không danh tiếng đã khởi nghiệp ở tuổi 65 với 105 USD và chỉ có công thức gà rán mà ông ấy tin là ngon nhất đời mình. Dẫu bị từ chối hơn 1.000 lần nhưng ông ấy vẫn không bỏ cuộc. Cuối cùng một cái gật đầu đã biến ông trở thành triệu phú – Mình không nghĩ vậy, bởi mình tin sẽ khác ông ấy ở đích đến. Dẫu mình không thành triệu phú thì cũng có nhiều nông dân sẽ thành triệu phú sau này.
Vậy ai có thể hợp tác trong lĩnh vực này?
Có thể là các chủ trang trại hoặc những người đầu tư không có ý định làm nông nghiệp. Bên hợp tác là chủ farm sẽ được chuyển giao kỹ thuật nhân đàn X12/năm. Chỉ sau một năm sẽ có đủ kinh nghiệm và 800 tổ mạnh mang về. Mỗi tổ có kích thước 45*15*15cm với giá chỉ 525.000đ/tổ. Đó cũng là giá mình mong các chủ farm sẽ triển khai cho nông dân sau này.
Như vậy khi đã có tổ giống và kỹ thuật nhân đàn, các chủ farm chỉ cần có thêm thùng gỗ để tự nhân đàn mỗi năm 100 tổ thành 1200 tổ, số còn lại có thể khai thác mật hoặc bán tổ giống. Phần đầu ra của tổ giống – keo – phấn & mật nếu có nhu cầu thì trang trại ONG DÚ TÌNH THÂN sẽ hỗ trợ hoặc hợp tác lâu dài. Riêng với người chỉ đầu tư thì được chia 2/3 trên tổng doanh thu của lượng nhân đàn X12/năm (tương ứng với việc sở hữu 800 trên mỗi kỳ nhân 1200 tổ giống).
Cuối cùng, một câu hỏi được nhiều người quan tâm là: Khi nuôi ong dú nhiều thì đầu ra các sản phẩm và tổ giống sau này có khó không?
Câu trả lời là: Mật, phấn và keo ong dú là dược liệu quý nên không sợ “ế” như các loại mật ong thông thường. Có thể bảo quản lâu nên cũng không sợ phải cấp bách “giải cứu” như những loại nông sản tươi. Trong khi nuôi ong dú rất nhàn, không tốn chi phí cho ăn và công chăm. Là người đã nhiều năm làm trong lĩnh vực ngoại thương nên mình tin sẽ đến ngày có nhiều container mật ong dú để xuất khẩu.
Về sau thì niềm tin sử dụng mật ong của người dân Việt Nam sẽ dần quay trở lại. Ví dụ người trẻ có thể dùng mật ong với các món bánh hay trà sữa. Lúc đó vừa tăng thị phần trong nước vừa cải tạo sức khỏe cho người dùng. Vì rằng chỉ cần có sản phẩm TỐT & SẠCH thì không sợ khó bán dù giá có là bao nhiêu chăng nữa. Đồng thời sản phẩm đầu ra của ong dú là mật – phấn & keo nên không phải tốn chi phí tái đầu tư con giống. Nuôi càng lâu sẽ có thêm nhiều tổ giống sẽ càng có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh.
Anh chị nào đang có ý định hoặc đã về hưu sớm nếu vẫn còn “nhiệt” thì tranh thủ “chiến” nhé! Vì những người tiên phong sẽ luôn có nhiều lợi thế.
Xin chúc mọi người sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Chủ farm Ong Dú Tình Thân. Nguyễn Thanh Bình. Zalo 0908 12 52 52