Làm giàu ở nông thôn – Giới thiệu về mô hình nuôi ong dú.

Tản mạn chút về tình yêu nông nghiệp:
Làm giàu ở nông thôn hay chỉ làm vì đam mê? – Sau nhiều năm khi bỏ phố về vườn, va chạm đủ nhiều các vấn đề liên quan đến trang trại. Mình nhận ra rằng làm nông nghiệp không hề đơn giản với những người ít vốn và thiếu kinh nghiệm. Vì rằng, làm nông nghiệp chỉ vì đam mê là chưa đủ. Những người chưa từng làm farm đa phần không thấu hiểu hết những khó khăn trong nông nghiệp. Lúc làm farm thường theo sở thích hay theo một trào lưu nào đó. Khi gặp khó khăn hay thất bại mới thấy mình đã “đi quá xa”, rất khó để quay “về bờ”. Bởi vậy mình muốn chia sẻ với mọi người một vài kinh nghiệm. Mong muốn mọi người không mất tiền hay mất thời gian loay hoay khi muốn tìm lối đi cho riêng mình.

Vậy làm giàu ở nông thôn bằng kinh tế trang trại có dễ không? Nếu đơn giản thì không nhiều người đang rao bán và cho thuê trang trại nhiều đến thế! Hiện kinh tế thị trường rất khắc nghiệt nên rất khó để áp dụng các mô hình VAC xưa cũ. Chẳng hạn, trước nuôi con gà thả vườn chẳng tốn chi. Giờ nuôi vài trăm con gà nếu bán được 120k/con thì tiền thức ăn nuôi nó đã hơn 100k. Trồng trọt cũng thế vì giá phân thuốc quá cao! Khi thu không đủ bù chi thì càng cố càng thất bại, nguyên nhân vì đâu?
Một thực tế đáng buồn:
Đa phần không làm nông nghiệp tuần hoàn và không chủ động đầu ra. Khi thả giống nuôi trồng xong thì bao thứ phải lo toan. Đến ngày thu hạch tất toán thì không thấy lãi, rồi đành chặt bỏ treo chuồng.
Bạn mình có đứa chưa “về bờ” 2 lần chỉ vì mỗi con lợn, nó nói “Heo ăn sổ đỏ là có thật”. Lần đầu mỗi lứa nó nuôi 200 con, mỗi con ăn 10 bao cám sẽ xuất chuồng. Giá heo hơi 60k/kg nó lãi đôi chút. Khi giá cám tăng mà giá heo lại giảm thì nó phải giảm phần ăn xuống còn 8 bao/con. Ngày ngày đi chặt chuối hái thêm rau để về nuôi đàn lợn. Rồi giá xuống 55k nó vẫn lỗ, gồng chờ giá thì càng lỗ thêm.
Nó nghiệm ra rằng các doanh nghiệp nuôi heo công suất lớn đã dẫn dắt cuộc chơi, người nông dân nuôi nhỏ lẻ sẽ không thể nào trụ nổi. Thế là nó khôn ra, rồi nó nuôi heo sạch, chỉ ăn “organic” và thảo dược. Bán lứa đầu được giá và bao kẻ tranh mua, đến lứa sau thì nó “treo chuồng”. Nó bảo thương lái chê heo sạch vì mấy sạp chợ không chuộng hàng.
Thịt heo sạch bày bán nửa buổi chợ đã héo, còn mấy loại kia để cả ngày vẫn tươi ngon lại hút hàng. Thế là nó “xa bờ” vì nuôi heo bằng… sổ đỏ. Những người chăn nuôi theo phong trào trước đây cũng vậy. Thấy người ta giàu nhờ nuôi nhím, chồn hương, dúi, gà rừng,… Đến lúc làm thì bán ra chẳng ai mua, lúc đó mới biết người ta thành triệu phú là nhờ… bán giống.

Vậy làm giàu ở nông thôn thì nên làm gì?
Khi dịch bệnh Covid19 vừa đi qua, nhiều chuyên gia dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ vô cùng ảm đạm. Đặc biệt đối với an ninh lương thực và nguyên liệu trong ngành sản xuất chăn nuôi toàn cầu. Rồi sau đó người ta lo sợ về vấn đề khủng hoảng lương thực. Đó cũng là lý do tại sao khi dịch bệnh vừa kết thúc thì người ta tranh nhau cái “vựa lúa mì” của thế giới.
Rồi khi mọi thứ đang chững lại, nhiều người quyết định “ngủ đông” để chờ mọi thứ ấm dần lên. Khi nào ấm thì chưa biết, chứ giờ đã thấy nóng lắm rồi, nóng vì El Nino hay vì những “giếng dầu” đang đỏ lửa?
Với tình hình này thì người đang khó càng khó hơn, người chưa khó thì đang tìm kênh “trú ẩn”. Bài toán lúc này là: Nếu đang có tiền nhàn rỗi thì nên làm gì? Mua bất động sản, chứng khoán, vàng, đô, tiền điện tử hay gởi ngân hàng. Nghĩ cũng đau đầu phết đấy!
Có người khuyên “Đừng nên bỏ trứng vào một rổ” – Không sai! Nhưng khi đang có nhiều “trứng” thì mới chia nhiều “rổ”, còn không thì cứ một “rổ” mà làm cho khỏi nặng đầu.
Trong điều kiện mọi thứ còn “ngủ đông” vì kinh tế khó khăn. các kênh đầu tư luôn lên xuống khó lường, kiếm tiền lúc này thật khó. Đầu tư “trú ẩn” lúc này không có gì khác ngoài việc nên… mua đất nông nghiệp, sau đó làm gì mà khi ngủ thì tiền vẫn đẻ ấy!

Người muốn làm giàu ở nông thôn khi “xuống tiền” nuôi trồng gì cũng nên cân nhắc 3 điều sau:
- Chi phí nuôi trồng? Đó là các khoản đầu tư mua cây con giống. Chi phí chăm sóc cho ăn tưới tắm, chi phí thu hoạch sơ chế bảo quản,… Nếu thấy HỢP LÝ hẵng làm, chi phí CÀNG ÍT CÀNG TỐT. Ví dụ nuôi con gì không phải cho ăn hoặc ăn ít, ăn đồ sẵn có, ăn phụ phẩm cây trồng,… Tóm lại là ăn gì KHÔNG MẤT TIỀN MUA là được.
- Nuôi trồng để làm gì? Không nên nghĩ đến việc nuôi trồng chỉ để ăn, để biếu và kêu thương lái bán, đó là sai lầm! Rồi khi không bán được thì kêu gọi “giải cứu”, chặt bỏ, “treo chuồng” là vì vậy!
- Nuôi trồng có giá trị bền vững không? Đừng nuôi trồng những thứ không có lợi cho đất và môi trường. Nên nuôi trồng bền vững, tức có giá trị và có lợi mang tính lâu dài cho môi trường sinh thái, cho con người và cho các loại vật nuôi cây trồng khác. Chẳng hạn không nên nuôi rắn, cá sấu, heo, bò, dê trong khu dân cư. Vì lý do nguy hiểm, ô nhiễm mùi hôi và tiếng ồn. Hoặc nên trồng cây dưa Tây vì trái có thể làm thực phẩm, thân rễ cành hoa lá của dưa Tây đều có thể làm dược liệu. Đây là cây leo giàn lâu năm để làm mát đất, giữ ẩm và chống cỏ dại rất hiệu quả.

Kết luận:
Làm giàu ở nông thôn bằng mô hình VAC trước đây khá phổ biến. Nhưng lúc này không dễ, làm vườn thì tốn tiền mua phân thuốc. Đào ao thì phải mua cám cho cá ăn, rồi nuôi con trong chuồng cũng không ngoại lệ. Nói thật nuôi con gà thả vườn mà phải mua cám cho ăn là thua rồi. Vậy làm gì mà khi ngủ tiền vẫn đẻ? Mình có lời khuyên chân thành là: Nếu muốn làm giàu ở nông thôn thì nên dành chút thời gian xem thêm bài viết để hiểu hơn về ong dú nhé!

Ong dú khá đặc biệt vì những đặc điểm sau đây:
Ong dú là loài ong không ngòi đốt, rất an toàn với người nuôi và môi trường xung quanh. Ong dú có kích thước nhỏ như hạt gạo, chỉ ăn phấn, nhựa cây và mật hoa thiên nhiên. Vì vậy kỹ thuật nuôi ong dú cũng khá đơn giản với mọi người, chỉ cần mua ong dú giống đặt trong vườn nhà hay trang trại, 6 tháng ra thu mật một lần, vô cùng dễ. Nuôi ong dú có thể mang lại giá trị kinh tế cao nhờ không phải cho ăn, không tốn chi phí và công chăm như những loài vật nuôi khác. Có thời điểm các trang trại bán mật ong dú với giá 3 triệu đồng/lít mà vẫn “cháy hàng”.

Ong dú ăn được hầu hết các loại hoa trong bán kính 900m, tương ứng khu vực rộng 250 hecta – Do đó ai đang có ý định nuôi ong dú thì cũng đừng quá lo lắng nhé! Cách nuôi ong dú rất đơn giản và hiệu quả. Vì người ta ví rằng: “Nuôi loài chỉ ăn không khí thì cần gì phải nghĩ!”.

Khi thời tiết thuận lợi, ong thợ sẽ đi tìm lấy các loại phấn hoa, nhựa cây và mật hoa hiện có trong vùng để mang về làm thức ăn. Ong non sẽ ăn kết hợp 3 thành phần này sau đó nhả lại vào bọng chứa mật. Loại dịch này sau khi lên men và được “ủ chín” trong thời gian từ 4 đến 6 tháng sẽ trở thành mật ong. Chính vì vậy mà mật ong dú có vị hơi chua và nhiều dược tính. Bởi vì cái “quy trình” chờ tiêu hóa và lên men khá phức tạp này.

Đặc điểm và giá trị của mật ong dú:
Mật ong dú rất có giá trị về dinh dưỡng và dược liệu. Thực sự đa phần mọi người ít dùng nên không biết mật ong có công dụng gì. Mật ong dú có tính kháng viêm cao hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh. Chẳng hạn như: Bệnh dạ dày, tai mũi họng, giảm cận thị và mất ngủ. Đặc biệt rất tốt với bệnh đại tràng, đau bao tử, viêm họng, hen suyễn, viêm xoang, viêm amidan, nhiệt miệng,… Mật ong dú không có tinh thể nước nên không bị biến chất và cô đặc qua thời gian. Không bị hao hụt dần như những loại mật ong nguyên chất khác.
Ngoài ra, vì kích thước nhỏ nên ong dú có thể chui vào lấy phấn và mật của tất cả các loại hoa. Với một số loài hoa nhỏ thì các loại ong khác thường bỏ qua hoặc không vào được. Do đó ong dú thụ phấn tự nhiên cho các loài hoa và cây trồng rất tốt. Điều này giúp mật ong dú có nhiều dược tính và được gọi là mật ong đa hoa. Khác với các loại mật ong đơn hoa như mật nhãn, mật xoài, mật keo tràm, mật cà phê,…

Tóm lại, ong dú có rất nhiều ưu điểm để nuôi giải trí, lấy mật hay làm kinh tế. Vì đây là loài ong duy nhất không có ngòi đốt và không bao giờ bỏ tổ. Có thể yên tâm nuôi “bền vững” trong sân vườn nhà, trong quán café hay trong trang trại.
NUÔI ONG DÚ – Mô hình kinh tế hiệu quả cho mọi người.
Là người đam mê với ong dú và đã từng làm trong ngành ngoại thương. Có lẽ mình là người tiên phong mong muốn phát triển mật ong dú lên tầm quốc gia. Mong sẽ sớm có được số lượng lớn mật ong dú cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ước mơ sẽ có những container mật ong dú xuất khẩu để làm giàu cho nông dân. Cũng có thể đẩy mạnh làm du lịch nông nghiệp cho du khách sau này.
Trước đây mình có bán ong dú giống cho khách mang về với số lượng hạn chế. Người mua ong dú chủ yếu để tổ lại nhờ nuôi khai thác mật và nhân đàn. Mọi người có thể thử nghiệm với một vài thùng nuôi ong dú. Mua ong dú giống ở đâu cũng được, chỉ cần đúng giống ong dú furva để cho mật có màu đẹp và năng suất nhất.
Ví dụ người trồng sầu riêng, dừa, cà phê hay hoa sen đều có thể mua tổ ong dú về nuôi. Tận dụng nguồn hoa để nuôi ong dú. Vừa tăng khả năng thụ phấn cho cây trồng vừa thu được sản lượng mật mỗi tổ 1 lít/năm. Nếu có 365 tổ giống thì mỗi tháng đã có 30 lít mật với lợi nhuận khoảng 45 triệu đồng – chỉ tính đơn giá mật 1,5 triệu/lít. Nuôi ong lấy mật làm giàu là vậy, đây là bài toán kinh tế hiệu quả, mang lại khoản thu nhập thụ động lớn vô cùng.

Nhân đàn ong dú từ một tổ có thể thành bao nhiêu tổ trong năm?
Nhân đàn ong dú từ một tổ thành n tổ/năm có 2 vấn đề cốt lõi: Một là tạo ra được bao nhiêu ong chúa tốt và hai là “đầu tư” được bao nhiêu thùng gỗ để làm tổ trong năm ấy. Công nghệ chia đàn ong dú để có n = Max12 tổ/năm là có thật, còn mua ong dú ở đâu không quan trọng mọi người nhé! Nếu quan tâm nuôi ong lấy mật làm giàu thì chỉ cần biết kỹ thuật tách đàn ong dú là sẽ thành công.
Ong dú không bỏ tổ (tức không bốc bay) như các loài ong khác. Có thể chia đàn gần giống tự nhiên hai lần trong năm (thời điểm tách đàn ong dú vào đầu tháng 1 và cuối tháng 10 dương lịch). Tuy nhiên nếu người nuôi ong dú không nắm vững kỹ thuật thì sẽ thất bại vì nhiều nguyên nhân. Đa số tổ giống bị tình trạng thiếu ong chúa, hao hụt đàn, thiếu quân, ít mật,…
Nên nuôi loài ong dú giống Lisotrigona Furva. Đây là loại ong cho mật có màu vàng nâu đẹp, mật thơm và năng suất nhất. Loài này thích hợp nuôi ở khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên mọi người nhé.
Chi phí đầu tư nuôi ong dú:
Anh chị em cần tham quan mô hình mẫu có thể đến xem trang trại của mình. Với diện tích 3 ha và khu vực xung quanh đủ nguồn thức ăn cho trên 30 ngàn tổ ong dú. Chỗ mình đang nuôi để nhân tách đàn ong dú số lượng lớn cho các farm. Có dịch vụ “nuôi chăm tại chỗ” để khai thác mật giúp người mua tổ ong dú. Đây là cách tạo niềm tin cho người dùng với mật ong dú. Giúp khách hàng có sản phẩm sạch chất lượng cao để kết nối tình thân. Có thể làm quà tặng bạn bè, người thân, đối tác hay khách hàng.
Ong dú cần có chỗ đặt tổ và nguồn thức ăn trong vùng nuôi an toàn! Nhiều người muốn nuôi ong dú nhưng ngại đất nhà mình bé quá sợ không đủ nguồn thức ăn, hoặc có người thì tự tin nhà mình có nhiều hecta với rất nhiều loại hoa đủ để nuôi ong dú – Cả hai đều chưa đúng, anh chị em quan tâm việc nuôi ong dú số lượng lớn để làm kinh tế cần 3 điều lưu ý.
ONG DÚ & LÀM GIÀU Ở NÔNG THÔN TRONG VÙNG NUÔI AN TOÀN:
- Ong dú đi tìm nguồn thức ăn trong phạm vi tối đa 250 hecta quanh tổ. Vì vậy nếu nhà mình không có 250 hecta thì chỉ cần có 250m2 để đặt tổ. (Lưu ý phải ở cạnh khu vực 250 ha có phủ xanh và không có thuốc BVTV là được).
- Chỗ đặt tổ cần an toàn về nhiệt độ (đủ ấm và mát, ngưỡng nhiệt từ 20 đến 35độ C). Cần có đủ an ninh (tức có hàng rào và người bảo vệ, nếu đặt tổ trong rừng thì phải nhờ hỗ trợ của kiểm lâm).
- Ong dú ăn và lấy dược liệu từ phấn hoa, mật hoa, mật nách lá non và nhựa cây (đây cũng là nguồn thức ăn chính của các loài sâu rầy có hại). Do đó khu vực nuôi ong dú chủ yếu cần phủ xanh chứ không cần nhiều hoa như các loài ong khác. Ví dụ có thể nuôi ong dú dưới tán rừng cao su, keo tràm, đồng lúa “sạch”,….
Vì vậy khi nuôi ong dú số lượng lớn sẽ có rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn ong dú giúp thụ phấn cho cây (tăng năng suất). Giúp bảo vệ cây trái hoa màu và góp phần bảo vệ môi trường (Khi sâu rầy bớt nguồn thức ăn để phát triển là khi chúng ta sẽ bớt được lượng thuốc BVTV cần dùng).
Vấn đề cốt lõi chính là:
Mật – phấn và keo ong dú đều là dược liệu quý với số lượng còn hạn chế nên rất “hot” và đang được thị trường ưa chuộng. Trong nông nghiệp thì ong dú là loài không phải cho ăn mà mang lại giá trị kinh tế cao. (Giống nuôi chim yến nhưng chi phí đầu tư thấp, bền vững và dễ nhân đàn hơn).
Mình có người bạn về hưu sớm ban đầu tính nuôi chim yến. (Tốn vài “tỏi” mà sợ rủi ro và không chắc thành công). Nay bạn ấy chuyển hướng nuôi ong dú rồi (chỉ đầu tư mấy trăm “củ” mà yên tâm vì giúp thu nhập nhanh và bền vững. Giờ bạn ấy đang học cách chia đàn X12/năm của mình. Tức “vốn và tài sản” sẽ tăng dần đều lên gấp 12 lần theo từng năm, nghe rất “ảo” nhưng là thật đó!
Anh chị em nào có “địa lợi” ven rừng hoặc đang sống gần mảng xanh nên tận dụng nhé, còn chưa có vùng nuôi an toàn thì kết hợp nuôi tại farm (chỗ mình 3 hecta trong khu 300 ha phủ xanh ở TP.HCM), ai cần liên hệ Zalo 0908.125252, thanks.

Tại sao nên làm giàu ở nông thôn với “Ong dú Tình Thân”?
Thầy mình ở FTU có dạy 30 năm về trước rằng: “Let’s be nice, not be ice”, tạm dịch: “Hãy tử tế, đừng lạnh lùng” (cũng có nghĩa là nên làm điều đúng và tránh điều sai). Rồi Thầy khuyên phải giúp người giúp đời thật tử tế nếu thấy “điều hay”. Còn người đời xem đó là hay hoặc dỡ thì tùy họ, vì “nice” và “ice” chỉ khác nhau mỗi chữ “n”. Đời người hay phạm sai lầm khi chủ quan vận dụng sai 2 chữ ấy!

Hai chữ TÌNH THÂN luôn hàm chứa những mối quan hệ chân thành. Dẫu đó là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác hay khách hàng. Mình đã từng hối tiếc khi không trân quý và đã mất đi nhiều thứ. Vì vậy Ong dú Tình Thân là công việc tâm huyết mà mình mong gởi gắm rất nhiều điều. Mong rằng mọi người có thể kết nối tình thân bền chặt hơn, giống như câu hát: “Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay” đó các bạn!
Và đó cũng là lý do mình chia sẻ với mọi người.
MÁCH NHỎ ANH CHỊ EM MỘT CÔNG VIỆC LÀM GIÀU Ở NÔNG THÔN:
Chỉ đầu tư một lần khoảng 100 tổ ong dú giống và 1100 thùng gỗ. (Giá tổ mạnh hiện nay khoảng 2 triệu/tổ và giá thùng gỗ 200k/cái). Trong năm đầu 100 tổ sẽ nhân đàn thành 1200 tổ. Đến năm thứ 2 đã thu hồi vốn và có lợi nhuận. (Bằng cách giữ lại 100 tổ tiếp tục nhân đàn, còn 1100 tổ để khai thác mật hoặc bán tổ giống). Nếu giá “run down” tổ giống còn khoảng 1 triệu/tổ và giá mật khoảng 1 triệu/lít. Vẫn có thu nhập “khủng” hằng tháng/năm, yên tâm về hưu sớm. Riêng những ai chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm và vùng nuôi thì hợp tác. Chia đôi lợi nhuận với trang trại chỗ mình, các phần việc đã có người lo – Chẳng sợ rủi ro và khỏi lo làm gì cả!
Anh chị nào về hưu sớm nếu vẫn còn “nhiệt” thì “chiến” nhé!
Xin chúc mọi người sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Bình Long Đại Cát – Zalo 0908 12 52 52